Theo đó, với 92,71% số phiếu đồng ý, Quốc hội đã phê chuẩn ông Trương Minh Tuấn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khóa 14, nhiệm kỳ 2016-2021.
Cùng với ông Trương Minh Tuấn, Quốc hội còn phê chuẩn 25 thành viên Chính phủ khóa 14 khác.
Ông Trương Minh Tuấn hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
TÓM TẮT TIỂU SỬ ÔNG TRƯƠNG MINH TUẤN
-Năm sinh: 1960. Nam/Nữ: Nam Dân tộc: Kinh
- Nơi sinh: Phường Hải Đình, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
-Quê quán: Phường 1, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Thành phần gia đình: Cán bộ công nhân viên chức
- Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: Học sinh
- Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức: 9/1978
- Ngày nhập ngũ: 25/9/1978 Ngày xuất ngũ: 23/9/1987
- Ngày vào Đảng: 02/4/1980 Ngày chính thức: 02/10/1981
- Trình độ được đào tạo:
+ Giáo dục phổ thông: 10/10
+ Chuyên môn nghiệp vụ: Đại học
+ Học hàm, học vị: Tiến sỹ Chính trị học
+ Lý luận chính trị: Cử nhân
+ Ngoại ngữ: Nga C, Anh B
- Khen thưởng: Huân chương chiến sỹ vẻ vang Hạng 2;Hạng 3;Bằng khen Thủ tướng Chính phủ năm 2010 và năm 2013
- Kỷ luật: Không
Quá trình công tác:
9/1978 - 3/1980:
Chiến sỹ E 853 Quân Khu IV
4/1980 - 6/1984:
Học viên Trường Sỹ quan Chính trị
6/1984 - 6/1985:
Trung úy, Bí thư Chi bộ, Chính trị viên đại đội Trung đoàn 462, Sư đoàn 338, quân đoàn 14, Quân khu 1
7/1985 - 7/1986:
Trung úy, Học viên Chuyên Ban Triết học, Trường Sỹ quan Chính trị
" alt=""/>Ông Trương Minh Tuấn tái đắc cử chức Bộ trưởng Bộ TT&TTNgày nay, thật dễ dàng để tìm thấy một chiếc "hộp" trắng tinh, nặng nề đứng ở góc nhà bếp với ngồn ngộn thức ăn được giữ lạnh bên trong. Tuy nhiên, với 1,3 tỷ người trên thế giới đang sống mà không được tiếp cận với năng lượng điện, tủ lạnh dùng điện có lẽ không phải là một lựa chọn của họ.
Thấy được sự khó khăn đó, một nhóm sinh viên đến từ Canada đã chế tạo ra một thiết bị làm lạnh không cần điện với giá thành rẻ và có thể di động được. Đây chính là một sản phẩm lý tưởng cho những người ở vùng sâu vùng xa, những vùng nông thôn, nơi điện lưới vẫn còn là thứ xa xỉ.
"Tủ lạnh" thông minh này có thể làm lạnh mà không cần dùng tới điện
"Chúng tôi nghĩ rằng, nó thực sự hữu ích để giảm lượng chất thải thực phẩm trên thế giới, và chúng tôi đưa ra thiết kế này vì nó dễ chế tạo và vật liệu tương đối rẻ", Michelle Zhou, một trong những sinh viên của nhóm nghiên cứu của Đại học Calgary, Canada chia sẻ với CBC News.
Với tên gọi Windchill, thiết bị kết nối với một ống khí tới một buồng bay hơi, buồng bay hơi này dẫn đến một buồng lạnh kín giống như một thiết bị làm mát di động của Esky. Thực phẩm chứa bên trong được bảo quản thông qua quá trình làm mát bằng hơi.
Windchill hoạt động bằng cách hút không khí xung quanh thông qua các phễu rồi đưa qua một ống thông hơi được chôn dưới lòng đất. Quá trình này làm hạ nhiệt không khí trước khi tiếp tục đi qua một ống cuộn được đặt dưới nước trong buồng bay hơi. Quá trình bay hơi được giúp sức bởi một chiếc quạt nhỏ chạy bằng năng lượng mặt trời.
Tại đây, nước bốc hơi làm lạnh không khí bên trong, và luồng không khí này tiếp tục được đưa trở lại một ống nối dưới lòng đất trước khi vào buồng lạnh.
Phát minh này đã giành được giải nhất trong hạng mục sinh viên của cuộc thi Thiết kế phỏng sinh học toàn cầu 2015 (2015 Biomimicry Global Design Challenge). Cuộc thi này yêu cầu các nhà nghiên cứu và các sinh viên mang đến những cải tiến cho hệ thống lương thực toàn cầu, dựa trên nguyên lý tự nhiên.
Bước tiếp theo của nhóm sẽ là cải thiện thiết kế để có thể giữ nhiệt ổn định, khoảng 4,5oC trong buồng lạnh, nhiệt độ cần thiết để bảo quản thực phẩm.
"Khoảng 1/4 đến một nửa số lương thực của thế giới bị lãng phí mỗi năm, và ở nông thôn, khoảng 70% người dân vùng nông thôn Châu Phi không được tiếp cận với điện lưới", Jorge Zapote, một thành viên của nhóm nghiên cứu nói với CBC News. "Mặc dù vào lúc này, thiết kế của chúng tôi vẫn phải sử dụng một chút điện từ năng lượng mặt trời, nhưng sản phẩm cuối cùng sẽ hoàn toàn không sử dụng điện. Điều này thực sự có thế giúp đỡ cho những người dân ở những khu vực thiếu điện", Jorge Zapote quả quyết.
" alt=""/>'Tủ lạnh' thông minh, làm mát không cần điệnNgày 25/7/2016 tại buổi làm việc với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và các sở ngành TP, ông Nguyễn Thành Phong Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu phải để cho người dân tham gia vào quản lý, giám sát chính quyền trong việc xây dựng thành phố thông minh.
![]() |
Lý giải về yêu cầu này, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, rất nhiều người dân khi tiếp xúc với lãnh đạo TP mong muốn có được kênh để đóng góp các hiến kế, giải pháp xây dựng và phát triển TP.
“Yêu cầu này rất chính đáng thể hiện khát vọng, tình cảm và trách nhiệm của nhân dân đối với TP”, ông Nguyễn Thành Phong chia sẻ. Do người dân là trung tâm trong việc xây dựng thành phố thông minh nên người dân cũng sẽ tham gia từ đầu quá trình xây dựng “smart city”.
![]() |
Đi vào cụ thể, ông Nguyễn Thành Phong xác định 4 mục tiêu cơ bản để xây dựng TPHCM trở thành thành phố thông minh từ nay đến năm 2025, gồm: thúc đẩy phát triển kinh tế; môi trường sống tốt hơn; người dân và doanh nghiệp được phục vụ tốt hơn; người dân tham gia quản lý, giám sát chính quyền.
![]() |
Với lộ trình trên, trước mắt thành phố sẽ thành lập Ban chỉ đạo xây dựng “thành phố thông minh” do Bí thư Thành ủy đứng đầu và sẽ thành lập một ban điều hành xây dựng đề án xây dựng thành phố thông minh do Chủ tịch UBND TP đứng đầu.
Việc xây dựng đề án chi tiết sẽ tiến hành trong 3 tháng. Về cơ sở dữ liệu, thành phố sẽ tận dụng tích hợp những dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin có sẵn hiện được từng ngành xây dựng.
![]() |
Trên cơ sở đó, việc trước mắt cần tập trung là xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung cho tất cả các lĩnh vực. Ông Nguyễn Thành Phong nhìn nhận, hiện nay cơ sở dữ liệu tổng hợp của thành phố còn yếu kém, hạn chế. Về hạ tầng mạng, thành phố sẽ ký kết một hợp đồng hợp tác với VNPT để doanh nghiệp này cùng tham gia xây dựng đề án thành phố thông minh. Hiện nay, VNPT có sẵn hạ tầng công nghệ thông tin, có nguồn lực, kinh nghiệm.
“Xây dựng thành phố thông minh là một đề tài rất nóng, là yêu cầu cấp bách đối với một thành phố có dân số gia tăng nhanh và đòi hỏi tốc độ phát triển kinh tế nhanh như TP.HCM nên không thể chậm trễ”, ông Nguyễn Thành Phong nói.
![]() |
Ở góc độ chuyên môn, ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc VNPT, cho rằng, mục tiêu thành phố trong 10 năm tới sẽ trở thành thành phố thông minh là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, thành phố cần phân ra hai giai đoạn thực hiện. Trước mắt, trong 5 năm tới sẽ tập trung thực hiện các chương trình giao thông thông minh, y tế thông minh, giám sát môi trường thông minh… để giải quyết các hạn chế, bức xúc của người dân như kẹt xe, ngập nước, y tế… Sau đó, trong giai đoạn tiếp theo, tùy theo nhu cầu sẽ thực hiện các bước làm thành phố càng thông minh hơn.
Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện VNPT cho biết những tiện ích mà người dân được hưởng khi TPHCM trở thành thành phố thông minh, gồm: dịch vụ chính quyền điện tử, hệ thống giao thông thông minh, quản lý lưới điện, quản lý nguồn nước sạch, giám sát môi trường, quản lý rác thải…
Tất cả những tiện ích này tập trung vào 5 lĩnh vực thành phố cần phát triển mang tính bền vững gồm giao thông, an ninh, môi trường, y tế và du lịch.
Cũng theo VNPT, tính đến năm 2013 trên thế giới có 20 thành phố được chứng nhận đạt chuẩn là thành phố thông minh, đến năm 2015 con số này lên đến 30 thành phố và dự kiến đến năm 2025 trên thế giới sẽ có 90 thành phố được chứng nhận là thành phố thông minh.
Anh Vũ" alt=""/>TP.HCM sẽ trở thành ‘Thành phố thông minh’ năm 2025?